Chỉ cần gõ từ khóa “Vay tiền bằng căn cước công dân”, Google sẽ hiển thị hơn 220.000 kết quả hiện ra và những kết quả tìm kiếm nổi bật nhất đều có chung một “giọng” là dễ dàng, nhanh chóng, “chỉ hai phút nhận tiền”. Thế nhưng, đằng sau sự dễ dãi đó là những cạm bẫy khó lường.
Vay tiền bằng căn cước công dân, hiểu sao cho đúng?
Muốn vay tiền ở bất cứ đâu, điều kiện đầu tiên mà cá nhân, tổ chức cho vay yêu cầu là người vay phải có căn cước công dân (CCCD). Loại giấy tờ này giúp người cho vay xác định chính xác người vay tiền của mình là ai, có đang vi phạm pháp luật hoặc trong thời gian thi hành án hay không? Đây chính là một trong những yếu tố cần, mang tính quyết định có hay không phê duyệt khoản vay. Không một tổ chức tín dụng, thậm chí một cá nhân nào khi cho vay mà không yêu cầu điều này. Riêng với các tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính hay những chuỗi cửa quan trọng. Do đó, nếu nói vay tiền bằng căn cước công dân thì cũng có phần chính xác.hàng cầm đồ do nhà nước cấp phép và quản lý thì việc xem xét CCCD của khách hàng càng trở nên
Tuy nhiên, với các tổ chức tín dụng hợp pháp, CCCD chỉ là điều kiện cơ bản chứ để phê duyệt khoản vay, khách hàng cần đáp ứng thêm nhiều điều kiện khác nữa. Tại ngân hàng, nếu vay tín chấp, người vay còn phải chứng minh thu nhập và xét nợ xấu. Thường thì các ngân hàng chỉ cho vay khi lương hàng tháng được trẻ qua tài khoản ngân hàng của khách đạt trên 5 triệu đồng/tháng trong ít nhất 6 tháng liên tiếp và không có nợ xấu nhóm 2 trở lên. Nếu vay thế chấp, ngoài CCCD, khách hàng còn phải sở hữu các loại tài sản mà ngân hàng chấp nhận như nhà đất và ô tô. Các công ty tài chính nói chung thì cho vay tín chấp, cũng yêu cầu các điều kiện tương tự như ngân hàng nhưng ở linh hoạt hơn, ví dụ như thay cho việc chứng minh thu nhập qua lương bằng việc có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay có hoá đơn thanh toán điện nước… Riêng các cửa hàng cầm đồ, khách hàng phải có tài sản cầm cố và tài sản đó là chính chủ. So với các ngân hàng, tài sản cầm cố ở các cửa hàng cầm đồ đa dạng hơn, từ điện thoại, xe máy, laptop cho đến ô tô, nhà đất, vàng bạc. Tuy nhiên, cũng có những cơ sở cầm đồ chỉ nhận cầm cố một vài loại tài sản nhất định, ví dụ như chuỗi cầm đồ lớn nhất Việt Nam là F88 chí nhận cầm cố hai loại tài sản là xe máy và ô tô đã qua sử dụng.
Những địa chỉ đưa ra lời quảng cáo cho vay tiền chỉ bằng căn cước công dân thường là những cá nhân, tổ chức cho vay không được nhà nước cấp phép, quản lý và đương nhiên là hoạt động tự phát. Nhưng những lời quảng cáo như thế lại được dán ở khắp các bờ tường, cột điện quanh khu dân cư, đặc biệt là những nơi tập trung đông người lao động phổ thông, lao động tự do sinh hoạt và làm ăn. Cũng có nhiều lời quảng cáo như thế nữa xuất hiện trên không gian mạng liên tục trong một thời gian dài khiến nhiều người dễ dàng lầm tưởng.
Cạm bẫy từ việc vay tiền chỉ bằng căn cước công dân
Anh Q., 35 tuổi, là công nhân sống tại quận 12 (Thành phố Hồ Chí Minh), đã trở thành nạn nhân của tín dụng đen. Tin theo lời quảng cáo được dán trên cột điện gần công ty, anh đã gọi điện, đặt vấn đề vay 5 triệu đồng. Một đối tượng đã hẹn gặp anh ở phòng trọ, nơi anh và vợ con sinh sống. Sau khi giữ CCCD, đối tượng này đưa cho anh 4,5 triệu đồng, số tiền còn thiếu được lý giải là lãi suất trừ trước với mức lãi “tạm tính” là 5.000đ/triệu/ngày. Do cần tiền gấp, anh đồng ý. Tuy nhiên, khi đến hạn trả, anh bị yêu cầu thanh toán thêm các khoản phí không rõ ràng. Không đồng ý, anh bị chúng đe dọa, thậm chí còn đến nơi làm việc và xóm trọ gây áp lực. Quá sợ hãi và không dám báo công an, anh Q. phải vay mượn người thân để trả nợ, nhưng số tiền anh phải trả theo cách tính của chúng đã lên tới hàng 7 triệu đồng chỉ trong chừng một tháng.
Theo các chuyên gia, việc cho vay chỉ bằng căn cước công dân, nếu có, thì là hình thức vay tín chấp. Tuy nhiên, gần như toàn bộ những lời quảng cáo cho vay nhanh chóng, dễ dàng chỉ bằng căn cước công dân đều là tín dụng đen núp bóng và đi kèm với nó là mức lãi suất không tưởng, tính ra có thể lên đến vài trăm %/năm cùng cách hành xử giang hồ, không luật lệ. Chính điều này đã đẩy không ít người lỡ vay tín dụng đen rơi vào cảnh “sống trong sợ hãi”.
Trên thực tế, các tổ chức tín dụng hợp pháp không cung cấp các khoản vay chỉ bằng căn cước công dân. Do đó, người vay phải hết sức tỉnh táo trước những lời chào mời như vậy và cần lựa chọn kỹ đơn vị cho vay chứ đừng nên mang tâm lý “mình cầm tiền của họ là mình nắm đằng chuôi” bởi ẩn hoạ tín dụng đen thì luôn trực chờ.