Theo kế hoạch, LPB mua lại vào ngày 27/12/2022. Lãi chưa trả tính đến ngày mua lại trước hạn là 29 triệu đồng/trái phiếu. Giá mua lại lô trái phiếu trên là 1.029 tỷ đồng/trái phiếu. Tổng giá trị thanh toán đạt gần 1.132 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán: LPB ) vừa được Hội đồng quản trị phê duyệt phương án mua lại 1.100 trái phiếu phát hành đợt 17 năm 2021 với mã trái phiếu LPBH2124017.
Tổng giá trị mua lại theo mệnh giá là 1.100 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành vào ngày 27/12/2021 và có kỳ hạn 3 năm. Lãi suất phát hành là 2,9%/năm.
Theo kế hoạch, LPB mua lại vào ngày 27/12/2022. Lãi chưa trả tính đến ngày mua lại trước hạn là 29 triệu đồng/trái phiếu. Giá mua lại lô trái phiếu trên là 1.029 tỷ đồng/trái phiếu. Tổng giá trị thanh toán đạt gần 1.132 tỷ đồng.
LPB sẽ sử dụng nguồn tiền thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ bằng phát hành trái phiếu và các hoạt động kinh doanh khác từ nguồn vốn tự có và các nguồn hợp pháp. khác của Ngân hàng.
Trước đó, LienVietPostBank đã mua lại trước hạn 9.800 tỷ đồng trong 11 tháng qua.
Lợi nhuận “khủng” nhưng dòng tiền doanh nghiệp âm nặng
Quý III/2022, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt 1.234 tỷ đồng. Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 72% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3.842 tỷ đồng.
Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 779 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, ngân hàng đã thông qua kế hoạch lãi trước thuế 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021. Như vậy, chỉ sau 9 tháng đầu năm, LienVietPostBank đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tính đến 30/09/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 313 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 228 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng đạt hơn 193 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng huy động khách hàng của LienVietPostBank đạt 7,4% trong 9 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của LienVietPostBank lại bị âm hơn 2.737,5 tỷ đồng.
Cụ thể, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank tại thời điểm 30/9/2022 là âm hơn 2.592 tỷ đồng; Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 145,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ dòng tiền dương từ hoạt động tài chính gần 3.000 tỷ đồng nên dòng tiền thuần của LienVietPostBank trong 9 tháng đầu năm 2022 dương 262,5 tỷ đồng.
Tính đến 30/09/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 313.480 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 9% lên gần 227.944 tỷ đồng; Tiền gửi của khách hàng đạt hơn 193.533 tỷ đồng, tăng 7,3%.
Đáng chú ý, tại thời điểm cuối quý III/2022, tổng nợ xấu của LienVietPostBank lên tới 3.190 tỷ đồng, tăng 11,4% so với đầu năm. Trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 24,7% lên hơn 574 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) giảm 24,5% xuống 807,5 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) tăng 35,6% lên 1.808,4 tỷ đồng, chiếm gần 56,7% tổng nợ xấu của LienVietPostBank.
Mới đây, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho LienVietPostBank tăng vốn điều lệ từ 15.036 tỷ đồng lên 20.091 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 15%. Với hơn 1,5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính ngân hàng sẽ phát hành hơn 225,5 triệu cổ phiếu mới trả cổ tức đợt này.
Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm tối đa 5.255 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 35%.
Chốt phiên giao dịch ngày 16/12, giá cổ phiếu LPB vẫn đứng yên so với cuối phiên ngày 14/12. Hiện tại vẫn không đổi ở mức 13.200 đồng/cổ phiếu.